Ý kiến
Singapore
Ghép thận kết hợp ghép tủy xương đầu tiên ở Châu Á
Bệnh viện Đại học Quốc gia và Viện Ung thư đã thực hiện thành công cấy ghép thận kết hợp tủy xương đầu tiên ở châu Á cho ông Heng Hock Koh, 43 tuổi, người bị suy thận và hội chứng loạn sản tủy (Myelodysplastic Syndrome - MDS), còn gọi tiền thân bệnh bạch cầu. Do bệnh tiền thân bạch cầu (một dạng của rối loạn máu), ông Koh không thể nhận cấy ghép thận. Ông phải cấy ghép tế bào gốc không diệt tủy để chữa bệnh máu, trước khi ông có thể ghép thận. May mắn thay, ông đã tìm thấy người hiến tặng phù hợp – đó là em trai mình, ông Koh Chuan Hin, 39 tuổi người đã hiến tặng tế bào gốc và thận cho ông.
Đầu tiên, nhóm đã điều trị ung thư của ông Koh bằng cách cấy các tế bào gốc do người em hiến tặng trước khi cấy ghép thận. Mười một tháng sau đó, ông được cấy ghép một quả thận do em trai hiến tặng.
Trong thủ thuật này, tế bào gốc của bệnh nhân và người hiến tặng hoàn toàn tương thích do đó cơ thể ông Koh chấp nhận thận ghép mà không cần sử dụng bất cứ loại thuốc ức chế miễn dịch thường được dùng để ngăn chặn thải ghép. Ông là một số ít bệnh nhân ghép tạng trên thế giới người không cần phải dùng thuốc suốt đời để ngăn chặn thải ghép thận mới.
Thủ tục này có thể áp dụng rộng rãi đối với cấy ghép thận trong tương lai. Với khả năng đạt được ức chế miễn dịch cấy ghép bằng phương thức này, chúng ta có thể tìm tòi và và ứng dụng các chiến lược điều trị cho việc cấy ghép thận sống trong tương lai.
Nguyên bản tiếng Anh
Ghép thận từ người hiến thận sống
Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH) đánh dấu một mốc quan trọng vào tháng 10 năm 2009 khi nhóm đa ngành đã vượt qua hai trở ngại chính để tạo nên một cuộc sống mới cho cô Daisy Thung, người đã chạy thận nhân tạo suốt chín năm qua.
Giáo sư A. Vathsala, Giám đốc Chương trình ghép thận cho người lớn và Bác sĩ David Consigliere, Trưởng Khoa Tiết niệu, Trung tâm phẫu thuật (USC), Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH) chia sẻ câu chuyện sống sót của cô Daisy.
Một ca bất thường
Trong suốt chín năm, cô Daisy Thung vật lộn với suy thận. Mặc dù chỉ có 35 tuổi, cuộc sống của cô như ngàn cân treo sợi tóc - cô đã lọc máu đến giọt cuối cùng và ghép thận đối với cô chỉ là niềm hy vọng. Bác sĩ chuyên khoa thận của cô trong vài năm gần đây đã tìm mọi cách có thể, nhưng vô ích. Cuối cùng, lựa chọn ghép máu ABO không tương thích được áp dụng cho Daisy, và Giáo sư Vathsala tại NUH sau đó đã được tiếp cận để tiến hành cấy ghép.
Mặc dù chồng của Daisy, ông Thung T.K. sẵn sàng hiến thận, cô đã phải đối mặt với 2 trở ngại y tế - trước hết, nhóm máu của mình là không tương thích với chồng mình (còn gọi là không tương thích nhóm máu ABO); thứ hai, cô cũng bị dương tính chéo, có nghĩa là cô có kháng thể chống lại kháng nguyên của chồng mình (tức là kháng thể anti-HLA).
Thông thường, ghép giữa các nhóm máu ABO không tương thích đã nắm chắc phần thất bại, và càng thất bại khi có dương tính chéo. Tuy nhiên, kỹ thuật sử dụng trao đổi huyết tương và ức chế miễn dịch được phát triển trong thập kỷ đã giúp vượt qua những khó khăn này.
Nguy cơ
Một quả thận ghép được đặt vào vùng bụng dưới và các mạch máu của thận ghép (động mạch và tĩnh mạch) được khâu riêng rẽ đối với động mạch chậu và tĩnh mạch của người nhận. Ống nước tiểu của thận ghép (niệu quản) cũng phải được khâu vào bàng quang của người nhận để vận chuyển tải nước tiểu. Cô Daisy trên thực tế gần như "hết các mạch máu", thận của ông Thung đã được đặt trong bụng dưới bên trái và một trong những thách thức là phải đảm bảo rằng các mạch máu có thể được khâu lại với nhau mà không có bất kỳ biến chứng nào.
Một thách thức thực tế khác nữa là Daisy phải phẫu thuật chỉ khi độ kháng thể chống lại chồng mình ở mức độ thấp nhất có thể. Điều này có nghĩa là các bác sĩ phẫu thuật và gây mê đã phải chuẩn bị một số đường mổ cho phẫu thuật. Quan trọng hơn, điều này có nghĩa là cô phải được mổ ngay sau hấp thụ miễn dịch hoặc trao đổi huyết tương, lúc đó máu của cô có thể không đông. Điều này làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật, có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Phẫu thuật đã được thực hiện với sự chú ý tỉ mỉ cao với từng mạch máu nhỏ để ngăn chặn chảy máu.
Các bác sĩ phẫu thuật cũng phải giám sát sự thải ghép thận vì tình trạng không tương thích nhóm máu và dương tính chéo. Nếu điều này xảy ra, thận ghép sẽ đột ngột sưng, không có máu chảy qua các mạch máu. Toàn bộ thận biến màu thành "đen và xanh". Thận ghép sẽ phải được lấy ra và phẫu thuật coi như đã thất bại.
Cuối cùng, một khó khăn về mặt kỹ thuật nữa là sự khác biệt về kích thước thận - Daisy khá nhỏ và thận ông Thung có kích thước lớn hơn của Daisy. Việc cẩn thận định vị thận ghép bên trong Daisy là cự kỳ quan trọng để ngăn chặn xoắn mạch máu và đông máu.
Cứu sống Daisy
Bất chấp các rủi ro, cả Daisy và chồng cô đều đồng ý tiến hành cấy ghép. Để chuẩn bị, nhóm các bác sĩ và phẫu thuật viên từ các phòng ban và các bộ phận khác nhau ở NUH đã làm việc chặt chẽ để lên kế hoạch tiến hành chi tiết. Cột hấp thụ miễn dịch được chuyển tới từ Thụy Điển - những thiết bị giúp loại bỏ các kháng thể nhóm máu đến một mức độ đủ an toàn để phẫu thuật Daisy.
Để khắc phục vấn đề dương tính chéo, Daisy cũng nhận được ức chế miễn dịch và được trao đổi huyết tương, trong đó huyết tương có chứa kháng thể chống HLA được loại bỏ và thay thế bằng các kháng thể tự do.
Trong khi đó, Dịch vụ huyết học thuộc Tổ chức Khoa học Y tế (HSA) cung cấp các xét nghiệm chuyên ngành và tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực miễn dịch huyết học và kiểu mô. HSA cũng hỗ trợ chuẩn bị các sản phẩm máu có chứa ít, nếu có kháng thể anti-HLA và các nhóm máu, để truyền máu
Sau ghép thận
Daisy ghép thận vào ngày 17 tháng 9 năm 2009. Sau khi phẫu thuật, thận của cô hoạt động bình thường ngay lập tức và đã không có thải ghép. Hiện tại chức năng thận hoàn toàn bình thường và bây giờ không còn phải lọc máu nữa. Chồng cô được xuất viện sau bốn ngày phẫu thuật và tình trạng rất tốt.
"Đây là một ca khó trong mọi khía cạnh cũng xứng đáng nhất. Daisy và chồng cô là một nhân chứng sống chứng tỏ không có rào cản nào là không thể vượt qua.. Câu chuyện của họ là không chỉ về sự sống còn. Phép lạ Daisy đã được thực hiện bởi vì tính kiên trì, lòng dũng cảm, tình yêu của đôi vợ chồng dành cho nhau.
Nguyên bản tiếng Anh